Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với các thai phụ. Rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm trong thời kỳ này. Nếu như không điều trị sớm sẽ gây ra ảnh hưởng nguy hiểm đối với thai nhi hoặc em bé sau khi ra đời. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu hệ thống các thông tin cần thiết về bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.
Tham khảo: Viêm phụ khoa khi mang bầu
Nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Khi mang thai môi trường pH bên trong âm đạo thay đổi, cơ thể phụ nữ cũng có rất nhiều những biến đổi tạo môi trường lý tưởng cho các hại khuẩn gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây ra những hiện tượng này là do:
- Khi mang thai, khí hư tiết ra ngoài nhiều hơn bình thường, chị em phụ nữ lại ít chú ý vệ sinh đúng cách, thậm chí từ trước khi mang thai chúng ta cũng không có biện pháp vệ sinh vùng kín khoa học. Chính những điều này đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm âm đạo phát triển, gây bệnh.
- Do mắc bệnh viêm phụ khoa từ trước đó nhưng bệnh còn nhẹ, không phát hiện ra và không có biện pháp vệ sinh thường xuyên, đúng cách cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển.
- Sức đề kháng của phụ nữ mang thai sẽ kém hơn thông thường, dễ khiến cơ thể bị mắc các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo.
Xuất phát từ những nguyên nhân này khiến cho tình trạng viêm nhiễm phụ khoa đẩy mạnh và có thể chúng ta sẽ mắc phải rất nhiều chứng bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Các dạng viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, bệnh viêm nhiễm phụ khoa chủ yếu nằm trong 4 loại bệnh:
Nhiễm khuẩn âm đạo
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo đạt mức khoảng 20%. Các khuẩn âm đạo thay đổi trong quá trình sinh sản hormone thời kỳ mang thai. Vi khuẩn này hình thành và phát triển ở bên trong âm đạo của nữ giới, thậm chí còn có thể lan sâu vào tử cung cho đến khi sinh em bé. Bệnh này nếu xảy ra ở phụ nữ không mang thai nếu không được chữa trị có thể dẫn đến vô sinh, hỏng ống dẫn trứng rất nguy hiểm.
Nhiễm nấm âm đạo
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do nấm bởi sự thay đổi lượng hormone estrogen và progesteron tăng cao hơn, độ pH của âm đạo sẽ bị phá vỡ thế cân bằng, tạo điều kiện cho các loại nấm sinh sôi, trong đó nấm Candida sẽ gây nhiễm nấm âm đạo phụ khoa.
Viêm âm đạo Trichomoniasis
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do trichomoniasis gây ra chủ yếu là do lây lan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Loại ký sinh trùng trichomoniasis lây từ cơ thể của người chồng lây sang người vợ, sau khi xâm nhập chúng sẽ sống ký sinh ở bên trong âm đạo. Sau khi mắc bệnh, phụ nữ sẽ có những dấu hiệu : đau rát khi quan hệ, xuất hiện dịch âm đạo màu xanh, vàng, có bọt, mùi hôi.
Nhiễm Strep B âm đạo (GBS)
Vi khuẩn Strep là các vi khuẩn đường ruột, trực tràng, âm đạo. Theo số liệu thống kê, có khoảng 20% người mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai trong thời gian từ 35 – 37 của thai kỳ. Nếu được phát hiện sớm, thai phụ sẽ được các bác sĩ khám và kìm hãm sự phát triển của bệnh nhằm đảm bảo hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ sinh nở, đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ thai chết lưu, sinh non, nhiễm trùng sơ sinh…
Phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là trường hợp rất dễ gặp nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện được những tình trạng này bằng cách thực hiện đúng các nguyên tắc bảo vệ cơ thể, phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai đơn giản bằng thói quen và chế độ ăn uống của mình.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học, hợp lý. Luôn giữ cho vùng kín được khô thoáng, sạch sẽ, vệ sinh ít nhất 2 lần trong ngày.
- Lựa chọn các dụng dịch vệ sinh hợp lý, tránh những loại có nồng độ pH cao hoặc có chứa nhiều mùi thơm. Chọn lựa kĩ nhãn hiệu uy tín và đọc thành phần an toàn để bảo vệ sức khỏe.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi giao hợp. Khi mang thai, mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục được nhưng cần chú ý về tư thế quan hệ thoải mái nhất, không gây ảnh hưởng cho con. Ngoài ra, sau khi giao hợp, âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn do các lần “xâm nhập” gây ra.
- Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, thời điểm này các bà mẹ cần chú ý thật kỹ chế độ ăn uống của mình, vừa giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh vừa phòng tránh bệnh hiệu quả các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Tốt nhất không nên uống rượu bia, cafe, có chứa chất kích thích. Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả tươi là một trong những chế độ ăn uống giúp cho vùng kín sạch sẽ và khỏe mạnh.
- Mặc đồ thoải mái, rộng rãi bởi khi có bầu, nhiệt độ cơ thể luôn nóng hơn bình thường, hơn nữa việc vận động liên tục hay ra mồ hôi quá nhiều do trời nắng nóng thì nên thay đồ lót thường xuyên, tránh để cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai hòan toàn có thể xảy ra và gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi nhưng chỉ cần chi em chú ý chăm sóc sức khỏe của cơ thể thì chắc chắn nó sẽ giúp cho chị em có thể cải thiện được những vấn đề này.